Sơ lược về Tòa án Công lý quốc tế

Sự ra đời và tổ chức của Tòa án Công lý quốc tế Toà án Công lý quốc tế (International Court of Justice – ICJ) là một trong sáu cơ quan chuyên môn chính của Liên hợp quốc. Toà án Công lý quốc tế là sự tiếp nối, kế thừa của Pháp viện thường trực…

Sự ra đời và tổ chức của Tòa án Công lý quốc tế

Toà án Công lý quốc tế (International Court of Justice – ICJ) là một trong sáu cơ quan chuyên môn chính của Liên hợp quốc. Toà án Công lý quốc tế là sự tiếp nối, kế thừa của Pháp viện thường trực quốc tế (Permanent Court of International Justice). Theo Điều 92 của Hiến chương Liên Hợp quốc (1945) thì: “Toà án Công lý quốc tế là cơ quan tài phán chính của Liên Hợp quốc. Toà án hoạt động phù hợp với một Quy chế kèm theo, được xây dựng trên cơ sở Quy chế Pháp viện thường trực quốc tế”. ICJ có chức năng giúp Liên Hợp quốc đạt được một trong những nhiệm vụ cơ bản của mình là giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình phù hợp với các nguyên tắc của công lý và luật quốc tế.

Căn cứ theo Quy chế của Tòa án Công lý Quốc tế (Statute of the Court) thì:

Thành phần của ICJ bao gồm các thẩm phán, các phụ thẩm và thư ký. Các thẩm phán được lựa chọn không căn cứ vào quốc tịch, họ có thể là các luật gia có uy tín lớn trong lĩnh vực luật quốc tế, là những người hoạt động độc lập… (Điều 2). Thẩm phán của ICJ gồm có 15 thẩm phán, trong đó không có hai người có cùng quốc tịch. Nhiệm kỳ của thẩm phán là 9 năm, không hạn chế việc tái đắc cử miễn là đảm bảo quy tắc không có hai thẩm phán cùng quốc tịch. Một phần ba thẩm phán của ICJ được bầu lại mỗi 3 năm. Trong 5 nước thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, mỗi nước luôn có một thẩm phán đại diện trong tòa.  Để bảo đảm tính công bằng trong xét xử, Quy chế của ICJ có quy định về việc: nếu một bên tham gia tranh tụng có thẩm phán của quốc gia mình là thành viên của Tòa thì bên kia có quyền chọn thêm một thẩm phán ad-hoc. Trường hợp cả hai bên tranh tụng không có thẩm phán của quốc gia mình thì mỗi bên sẽ được chọn thêm một thẩm phán ad-hoc cho mình. Thẩm phán ad-hoc tốt nhất nên chọn một trong những thẩm phán có tên trong danh sách ứng cử thành viên của ICJ. Các thẩm phán ad-hoc trong quá trình xét xử có quyền và nghĩa vụ như thẩm phán thành viên của ICJ.

Thẩm quyền và chức năng của Tòa án Công lý quốc tế

Những vụ việc được đưa ra ICJ được giải quyết theo luật quốc tế. Luật áp dụng tại Tòa được quy định tại Điều 38 Quy chế ICJ, theo đó luật áp dụng gồm:

– Các công ước quốc tế qui định về những nguyên tắc được các bên tranh chấp thừa nhận.

– Các tập quán quốc tế với tính chất là những chứng cứ thực tiễn chung được thừa nhận như những qui phạm pháp luật.

– Các nguyên tắc đã được hình thành từ lâu đời được các quốc gia văn minh thừa nhận.

– Các nghị quyết xét xử (mang tính chất án lệ quốc tế) và các học thuyết của các chuyên gia có uy tín về luật pháp quốc tế của các nước khác nhau cũng có thể được coi là nguồn bổ trợ để xác định các qui phạm pháp luật phục vụ cho công tác xét xử của Tòa án quốc tế

Mọi phán quyết được đưa ra là phán quyết cuối cùng, không được kháng cáo (Điều 60). Tuy nhiên, các phán quyết của ICJ chỉ mang ý nghĩa chính trị hơn là có hiệu lực thi hành, việc thi hành đều sẽ tùy thuộc vào thiện chí của các bên có liên quan.

Theo quy định tại Hiến chương Liên hợp quốc (1945) (từ Điều 92 đến 96) và quy định của Quy chế ICJ thì ICJ có hai chức năng chính đó là: giải quyết các tranh chấp quốc tế và đưa ra các kết luận tư vấn về các vấn đề pháp lý.

Với hai chức năng trên thì ICJ có các thẩm quyền cụ thể như sau:

– Thẩm quyền trong việc thực hiện chức năng xét xử:

Thẩm quyền của ICJ trong việc thực hiện chức năng xét xử tuân thủ theo một số quy tắc như sau:

+ ICJ chỉ xét xử các tranh chấp pháp lý (giải thích một điều ước quốc tế; vấn đề của luật quốc tế; sự tồn tại của bất cứ sự kiện nào nếu được xác định tạo nên sự vi phạm một nghĩa vụ quốc tế; tính chất hoặc phạm vi bồi hoàn do vi phạm một nghĩa vụ quốc tế).

+ ICJ chỉ xét xử tranh chấp giữa các quốc gia. Đây là đặc điểm để phân biệt ICJ với các thiết chế xét xử hình sự đối với các cá nhân (Tòa án Newremberg, Tòa án đặc biệt xét xử tội phạm ở Nam Tư cũ…). Chỉ có các quốc gia mới có quyền khởi kiện ra ICJ để giải quyết các tranh chấp pháp lý giữa họ. Các thành viên của Liên hợp quốc là các quốc gia được quyền sử dụng cơ chế của ICJ để giải quyết các tranh chấp pháp lý giữa họ. Quốc gia không phải là thành viên Liên hợp quốc cũng có thể yêu cầu ICJ giúp đỡ với điều kiện trước đó họ phải chấp nhận Quy chế của ICJ. + ICJ chỉ xét xử các tranh chấp do các quốc gia tự nguyện chuyển đến. ICJ không phải là cơ quan xét xử bắt buộc, nó chỉ có thẩm quyền xét xử khi có được sự chấp nhận của các bên. Sự chấp nhận thẩm quyền của ICJ được thể hiện thông qua một thỏa thuận chấp nhận thẩm quyền của ICJ cho một vụ việc cụ thể hoặc được chứa đựng trong một điều ước quốc tế có sẵn giữa các bên tranh chấp. Ngoài ra, các quốc gia cũng có quyền chấp nhận thẩm quyền của ICJ thông qua một tuyên bố đơn phương vào bất kỳ thời điểm nào. Nếu có sự tranh chấp về việc xác định thẩm quyền của Tòa án thì chính ICJ là cơ quan có quyền quyết định về việc xác định thẩm quyền.

– Thẩm quyền của ICJ khi thực hiện chức năng tư vấn pháp luật:

ICJ có thẩm quyền đưa ra các ý kiến tư vấn pháp lý và được phân ra thành hai trường hợp:

+ Đại hội đồng và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có quyền tự mình yêu cầu ý kiến tư vấn của ICJ. Trong trường hợp này ICJ có quyền tư vấn về tất cả các vấn đề của luật quốc tế.

+ Các cơ quan khác của Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế chuyên môn của Liên hợp quốc được yêu cầu ý kiến tư vấn của ICJ nếu có sự cho phép của Đại hội đồng. Lúc này, yêu cầu tư vấn chỉ được giới hạn trong phạm vi các vấn đề pháp lý thuộc lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức chuyên môn đó.

(*) Rất cám ơn sự quan tâm của quý vị đối với bài viết. Mọi ý kiến và mong muốn hiểu rõ hơn các vấn đề có liên quan, xin liên hệ theo thông tin sau:

Email: tuethanh@tuethanhlaw.com

Điện thoại: (024) 22458855 / 0945975855 / 0984890609

Văn phòng giao dịch: Số 5, ngõ 49/28, Huỳnh Thúc Kháng, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Khuyến cáo:

Các thông tin của bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin và không phải là ý kiến pháp lý cho bất cứ trường hợp cụ thể nào. Tất cả các quy định pháp luật được dẫn chiếu chỉ có hiệu lực tại thời điểm bài viết này được đăng tải và có thể đã không còn hiệu lực tại thời điểm các bạn đọc bài viết này.

Chúng tôi khuyến nghị các bạn trước khi sử dụng nguồn thông tin lấy từ bài viết này cần tham khảo ý kiến tư vấn chuyên môn từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền liên quan.

Các vấn đề có liên quan đến bài viết (nội dung, quyền sở hữu trí tuệ hoặc các ý kiến khác…) xin vui lòng liên hệ bằng thư điện tử đến địa chỉ: tuethanh@tuethanhlaw.com

Công ty Luật TNHH Tuệ Thành là một tổ chức hành nghề luật có năng lực, kinh nghiệm trong việc cung cấp các dịch vụ pháp lý trên nhiều lĩnh vực đến các tổ chức và cá nhân có nhu cầu. Chúng tôi rất vinh dự và tự hào nếu được trở thành người đồng hành có trách nhiệm với quý khách hàng trong tương lai!

Mọi yêu cầu xin liên hệ với Chúng tôi theo thông tin sau:

Email: tuethanh@tuethanhlaw.com

Điện thoại: (024) 22458855 / 0945975855 / 0984890609

Văn phòng giao dịch: Số 5, ngõ 49/28, Huỳnh Thúc Kháng, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội