Vài kinh nghiệm, yêu cầu đối với việc nghiên cứu hồ sơ và giải quyết vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
Chúng ta đều biết việc nghiên cứu hồ sơ một vụ án dân sự sẽ có ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết vụ án dân sự / bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Việc nghiên cứu hồ sơ nếu được thực hiện một cách khoa học, chặt chẽ, khách…
Chúng ta đều biết việc nghiên cứu hồ sơ một vụ án dân sự sẽ có ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết vụ án dân sự / bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.
Việc nghiên cứu hồ sơ nếu được thực hiện một cách khoa học, chặt chẽ, khách quan và nghiêm túc thì sẽ giúp cho việc giải quyết vụ án dân sự chính xác, công bằng… hạn chế các sai sót, sai lầm.
Cũng như việc nghiên cứu hồ sơ một vụ án dân sự nói chung thì việc nghiên cứu hồ sơ vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất cũng cần phải đảm bảo: (1) Toàn diện; (2) Khách quan; (3) Trình tự logic: theo nhóm vấn đề và theo trình tự thời gian.
Về tính toàn diện và khách quan khi nghiên cứu hồ sơ một vụ án dân sự.Hồ sơ một vụ án dân sự dù đơn giản hay phức tạp thì đối với người có trách nhiệm giải quyết thì đều phải nghiên cứu một cách toàn diện và khách quan. Thông qua việc nghiên cứu, xem xét một cách toàn diện hồ sơ vụ án mới giúp chúng ta nắm bắt, hiểu rõ tất cả các sự kiện, tình tiết và diễn biến của vụ án thông qua các tài liệu có trong hồ sơ vụ án. Ngoài ra, khi nghiên cứu hồ sơ vụ án phải thật sự khách quan – nói cách khác là không được có định kiến đối với bất cứ từng tài liệu, chứng cứ nào. Vì nếu có định kiến sẽ đưa ra những nhận định chủ quan, không đánh giá đúng bản chất của tài liệu chứng cứ… dẫn đến việc có những quyết định sai lầm khi giải quyết vụ án. Và để có thể góp phần vào việc nghiên cứu hồ sơ vụ án dân sự một cách thật sự toàn diện và khách quan thì việc đầu tiên chúng ta phải làm được đó là kiểm tra, sắp xếp hồ sơ vụ án dân sự một cách logic. Việc sắp xếp hồ sơ vụ án một cách logic sẽ góp phần cho việc nghiên cứu có hiệu quả, chính xác và nhanh chóng, đặc biệt là đối với các vụ án phức tạp, có lượng tài liệu, chứng cứ lớn. Việc kiểm tra, sắp xếp này thường sẽ theo nhóm vấn đề và trình tự thời gian.
Để đảm bảo chất lượng, hiệu quả và tính chính xác khi nghiên cứu hồ sơ vụ án thì khi nghiên cứu chúng ta phải đáp ứng đủ các nội dung nghiên cứu sau:
– Các vấn đề có liên quan đến tố tụng: chúng ta phải làm rõ được các nội dung sau:
+ Tính hợp lệ của việc khởi kiện: các điều kiện khởi kiện; quyền khởi kiện; thẩm quyền xử lý của Tòa án.
+ Tư cách tham gia tố tụng: Ai là nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan…
+ Tính hợp pháp của hoạt động thu thập chứng cứ, quyết định tố tụng.
– Các vấn đề về nội dung:
+ Xác định chính xác yêu cầu của đương sự / khách hàng: Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự thì Tòa án chỉ giải quyết vụ án theo yêu cầu của đương sự, những vấn đề mà đương sự không yêu cầu thì Tòa án không giải quyết. Do đó, phải xác định được yêu cầu của đương sự để khi nghiên cứu hồ sơ phải bám sát theo yêu cầu của đương sự.
+ Quan hệ pháp luật của tranh chấp dân sự: Quan hệ pháp luật cần giải quyết trong vụ án dân sự xuất phát từ yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tố của bị đơn và yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập của vụ án… Trong một vụ án có thể có một hoặc nhiều quan hệ pháp luật cần phải giải quyết.
+ Các vấn đề cần chứng minh – nghĩa vụ chứng minh.
+ Đánh giá, xác định tài liệu, chứng cứ làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án: Trong một vụ án dân sự thường sẽ có rất nhiều tài liệu, nhiều nguồn chứng cứ, chứng cứ; thậm chí các tài liệu, các nguồn chứng cứ, chứng cứ có thể có nội dung đối lập, mâu thuẫn nhau… Khi nghiên cứu hồ sơ phải xác định được các yêu cầu, các nội dung, các vấn đề, các tài liệu, chứng cứ nào mà đương sự đã thống nhất; các vấn đề nào đương sự chưa thống nhất… Các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ đã đủ làm rõ các tình tiết của vụ án chưa? Có cần phải thu thập thêm chứng cứ, tài liệu nào? Tài liệu, chứng cứ nào cần phải kiểm tra, xác minh nhằm khẳng định tính xác thực của tài liệu…
+ Pháp luật áp dụng: sau khi đã nghiên cứu xong hồ sơ vụ án; tổng hợp, đánh giá các tài liệu, chứng cứ trong vụ án; xác định các quan hệ pháp luật cần giải quyết thì chúng ta phải xác định sơ bộ các văn bản pháp luật, các điều luật (cả nội dung và tố tụng) cần áp dụng và hướng giải quyết từng quan hệ pháp luật trong vụ án.
Tuy nhiên, đối với vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất và tài sản trên đất là một trong những loại tranh chấp phức tạp, vì vậy khi nghiên cứu hồ sơ theo king nghiệm cá nhân tôi thì còn cần phải lưu ý những điểm sau:
– Xác định rõ đất đai bị tranh chấp có thuộc đơn vị hành chính mà Tòa án có thẩm quyền thụ lý, giải quyết xét xử hay không?
– Xác định rõ quan hệ tranh chấp đất đai thuộc sự điều chỉnh của pháp luật tố tụng dân sự hay pháp luật tố tụng hành chính.
+ Tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất
+ Tranh chấp sở hữu tài sản gắn liền đất
– Ngoài ra, khi xác định đất tranh chấp thuộc quyền sử dụng hợp pháp của ai thì cần phải kiểm tra các loại giấy tờ chứng minh nguồn gốc, quyền sử dụng đất. Lưu ý đến các yếu tố lịch sử như đất khu vực miền Nam (trước 1975); đất thuộc diện bị nhà nước trưng thu, công tư hợp doanh, chủ đất trước đây thuộc diện tư sản… Hay các đất thuộc trường hợp khai hoang… đất được giao bởi hợp tác xã, tập đoàn sản xuất… Trong quá trình sử dụng đã đăng ký quyền sử dụng đất hay chưa…
(*) Rất cám ơn sự quan tâm của quý vị đối với bài viết. Mọi ý kiến và mong muốn hiểu rõ hơn các vấn đề có liên quan, xin liên hệ theo thông tin sau:
Email: tuethanh@tuethanhlaw.com
Điện thoại: (024) 22458855 / 0945975855 / 0984890609
Văn phòng giao dịch: Số 5, ngõ 49/28, Huỳnh Thúc Kháng, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
Khuyến cáo:
Các thông tin của bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin và không phải là ý kiến pháp lý cho bất cứ trường hợp cụ thể nào. Tất cả các quy định pháp luật được dẫn chiếu chỉ có hiệu lực tại thời điểm bài viết này được đăng tải và có thể đã không còn hiệu lực tại thời điểm các bạn đọc bài viết này.
Chúng tôi khuyến nghị các bạn trước khi sử dụng nguồn thông tin lấy từ bài viết này cần tham khảo ý kiến tư vấn chuyên môn từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền liên quan.
Các vấn đề có liên quan đến bài viết (nội dung, quyền sở hữu trí tuệ hoặc các ý kiến khác…) xin vui lòng liên hệ bằng thư điện tử đến địa chỉ: tuethanh@tuethanhlaw.com
Công ty Luật TNHH Tuệ Thành là một tổ chức hành nghề luật có năng lực, kinh nghiệm trong việc cung cấp các dịch vụ pháp lý trên nhiều lĩnh vực đến các tổ chức và cá nhân có nhu cầu. Chúng tôi rất vinh dự và tự hào nếu được trở thành người đồng hành có trách nhiệm với quý khách hàng trong tương lai!
Mọi yêu cầu xin liên hệ với Chúng tôi theo thông tin sau:
Email: tuethanh@tuethanhlaw.com
Điện thoại: (024) 22458855 / 0945975855 / 0984890609
Văn phòng giao dịch: Số 5, ngõ 49/28, Huỳnh Thúc Kháng, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
Quy trình thực hiện thủ tục khiếu nại một quyết định hành chính
QUY ĐỊNH VỀ THỜI HẠN CỦA CĂN CƯỚC
Chào tất cả mọi người!