So sánh nhiệm vụ, quyền hạn giữa Chấp hành viên và Thừa phát lại

Việc ra đời và áp dụng mô hình Thừa phát lại (TPL) ở nước ta trong hơn mười năm vừa qua là kết quả của chủ trương xã hội hoá thi hành án dân sự (XHH THADS). Tuy nhiên, do điều kiện thực tế cho nên chúng ta mới chỉ tiến hành XHH từng phần…

Việc ra đời và áp dụng mô hình Thừa phát lại (TPL) ở nước ta trong hơn mười năm vừa qua là kết quả của chủ trương xã hội hoá thi hành án dân sự (XHH THADS). Tuy nhiên, do điều kiện thực tế cho nên chúng ta mới chỉ tiến hành XHH từng phần việc cụ thể trong công tác THADS. Do đặc thù này cho nên nhiệm vụ, quyền hạn CHV và TPL bên cạnh những điểm tương đồng thì vẫn có những sự khác biệt rõ rệt.

Theo quy định tại Điều 17 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) thì: Chấp hành viên (CHV) là người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định theo quy định tại Điều 2 của Luật Thi hành án dân sự. Theo quy định tại khoản 1, Điều 2 Nghị định 08 thì TPL là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật liên quan. Như vậy, chúng ta có thể thấy CHV và TPL đều là những người được Nhà nước đã giao cho việc thực hiện THADS hoặc một số công việc của THADS. Để có thể được Nhà nước cho việc thực hiện THADS hoặc một số công việc của THADS thì cả CHV và TPL phải đáp đứng được các yêu cầu (tiêu chuẩn) theo Luật định.

Ở đây, điểm khác biệt dễ nhận thấy giữa CHV và TPL đó là: CHV là ngạch công chức ngành tư pháp.  Còn TPL là người được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện những công việc (được pháp luật quy định), nói cách khác TPL không phải là công chức, viên chức nhà nước (xem thêm Điều 11 Nghị định 08).

Mặc dù, phạm vi công việc có nhiều điểm tương đồng tuy nhiên nếu vẫn có sự khác biệt rõ rệt về nhiệm vụ, quyền hạn giữa CHV và TPL. Nhiệm vụ và quyền hạn của CHV được quy định tại Điều 20 Luật Thi hành án dân sự 2014 (sửa đổi bổ sung 2018). Đối với TPL thì nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Nghị định 08. Những nội dung cụ thể về nhiệm vụ và quyền hạn của CHV và TPL có thể xem thêm ở bảng dưới đây.

Bảng so sách nhiệm vụ và quyền hạn của CHV và TPL

Chấp hành viênThừa phát lại
Kịp thời tổ chức thi hành vụ việc được phân công; ra các quyết định về THA theo thẩm quyền
– Thi hành đúng nội dung bản án, quyết định; áp dụng đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành án, bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; thực hiện nghiêm chỉnh chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp Chấp hành viên.
– Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự.
 
– Triệu tập đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để giải quyết việc thi hành án.
– Xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án hoặc phối hợp với cơ quan có liên quan xử lý vật chứng, tài sản và những việc khác liên quan đến thi hành án.
– Quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án; lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án; thu giữ tài sản thi hành án.
– Yêu cầu cơ quan Công an tạm giữ người chống đối việc thi hành án theo quy định của pháp luật.
– Lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án; xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm.
– Quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế để thu hồi tiền, tài sản đã chi trả cho đương sự không đúng quy định của pháp luật, thu phí thi hành án và các khoản phải nộp khác.
-Được sử dụng công cụ hỗ trợ trong khi thi hành công vụ theo quy định của Chính phủ.
– Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Chấp hành viên phải tuân theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án và được pháp luật bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín”.
– Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu
– Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
– Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
– Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự theo quy định của Nghị định 08/2020 và pháp luật có liên quan.
(*) Theo quy định tại Điều 52, Nghị định 08 thì trong khi tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự thì
– TPL có nhiệm vụ, quyền hạn sau;
a) Thực hiện kịp thời, đúng nội dung quyết định thi hành án được Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ban hành theo đề nghị của Trưởng Văn phòng Thừa phát lại; áp dụng đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành án, bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
b) Mời đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để giải quyết việc thi hành án;
c) Kiến nghị Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự xem xét sửa đổi, bổ sung quyết định thi hành án đã ban hành theo đề nghị của Trưởng Văn phòng Thừa phát lại;
d) Xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp cung cấp thông tin, tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án.
TPL không được thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án theo quy định tại Điều 66, Điều 71, Điều 72 của Luật Thi hành án dân sự;
b) Sử dụng công cụ hỗ trợ trong khi thi hành công vụ theo quy định tại khoản 9 Điều 20 của Luật Thi hành án dân sự;
c) Xử phạt vi phạm hành chính;
d) Yêu cầu Tòa án xác định, phân chia, xử lý tài sản chung để thi hành án theo quy định tại Điều 74 của Luật Thi hành án dân sự;
đ) Yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều 75 của Luật Thi hành án dân sự;
e) Các quyền yêu cầu Tòa án xác định người có quyền sở hữu, sử dụng tài sản, giấy tờ tạm giữ; xác định quyền sở hữu, sử dụng tài sản để thi hành án, giải quyết tranh chấp tài sản; yêu cầu hủy giấy tờ, giao dịch liên quan đến tài sản; giải quyết tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản theo quy định tại khoản 4 Điều 68, khoản 3 Điều 69 và khoản 2 Điều 102 của Luật Thi hành án dân sự.
Ngoài ra, TPL còn có một số quyền và trách nhiệm đươc quy định tại Điều 16 Nghị định 08.

Có thể nhận thấy rằng, trong quá trình xây dựng thì các nhà làm luật đã không có sự phân chia cụ thể các quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của CHV và TPL. Ở đây, chúng ta có thể hiểu nhiệm vụ của CHV và TPL là những việc họ được làm, được giao làm; còn quyền hạn của CHV và TPL là những quyền của họ (được pháp luật cho phép) để giúp cho họ thực hiện được những việc họ được làm, được giao làm.

Với những nội dung liên quan đến nhiệm vụ quyền hạn của CHV và TPL được trình bày ở trên chúng ta có thể nhận thấy một số điểm  đáng chú ý sau:

Thứ nhất, nhìn chung cả CHV và TPL đều có nhiệm vụ thực hiện các nội dung công việc liên quan đến THADS. Tuy nhiên, TPL có một số nhiệm vụ (chức năng) khác với CHV như việc lập vi bằng, tống đạt các quyết định… không phải của cơ quan THADS (của tòa án, viện kiểm sát).

Thứ hai, sự khác biệt lớn nhất giữa CHV và TPL là: CHV là người được giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định  của tòa án, còn TPL là người được giao nhiệm vụ tổ chức thi hành các bản án, quyết định  của tòa án. Theo ý kiến của cá nhân tôi, với quy định như trên nó đã thể hiện được phạm vi quyền hạn và nhiệm vụ giữa CHV và TPL. Như đã trình bày ở trên ta thấy khi tiến hành THA thì có một số nội dung công việc mà TPL không được phép làm, các nội dung công việc đó thì chỉ có CHV mới được phép tiến hành như: áp dụng các biện pháp cưỡng chế, xừ phạt vi phạm hành chính, sử dụng công cụ hỗ trợ… Nói cách khác trong công tác THADS thì TPL có phạm vi công việc hẹp hơn và có sự giới hạn về quyền so với CHV.

Thứ ba, việc thực hiện nhiệm vụ của CHV ở đây mang chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, quyền và lọi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong xã hội của Nhà nước. Còn đối với TPL thì nó mang tính chất là việc thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ. Ở đây chúng ta có thấy rất rõ ở sự khác biệt giữa CHV và TPL qua điểm sau: CHV được quyền “triệu tập” đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để giải quyết việc thi hành án, còn TPL chỉ được phép “mời” đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để giải quyết việc thi hành án. Theo tôi điểm khác biệt này đã phản ánh rõ tính chất XHH trong công tác THADS.

(*) Rất cám ơn sự quan tâm của quý vị đối với bài viết. Mọi ý kiến và mong muốn hiểu rõ hơn các vấn đề có liên quan, xin liên hệ theo thông tin sau:

Email: tuethanh@tuethanhlaw.com

Điện thoại: (024) 22458855 / 0945975855 / 0984890609

Văn phòng giao dịch: Số 5, ngõ 49/28, Huỳnh Thúc Kháng, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Khuyến cáo:

Các thông tin của bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin và không phải là ý kiến pháp lý cho bất cứ trường hợp cụ thể nào. Tất cả các quy định pháp luật được dẫn chiếu chỉ có hiệu lực tại thời điểm bài viết này được đăng tải và có thể đã không còn hiệu lực tại thời điểm các bạn đọc bài viết này.

Chúng tôi khuyến nghị các bạn trước khi sử dụng nguồn thông tin lấy từ bài viết này cần tham khảo ý kiến tư vấn chuyên môn từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền liên quan.

Các vấn đề có liên quan đến bài viết (nội dung, quyền sở hữu trí tuệ hoặc các ý kiến khác…) xin vui lòng liên hệ bằng thư điện tử đến địa chỉ: tuethanh@tuethanhlaw.com

Công ty Luật TNHH Tuệ Thành là một tổ chức hành nghề luật có năng lực, kinh nghiệm trong việc cung cấp các dịch vụ pháp lý trên nhiều lĩnh vực đến các tổ chức và cá nhân có nhu cầu. Chúng tôi rất vinh dự và tự hào nếu được trở thành người đồng hành có trách nhiệm với quý khách hàng trong tương lai!

Mọi yêu cầu xin liên hệ với Chúng tôi theo thông tin sau:

Email: tuethanh@tuethanhlaw.com

Điện thoại: (024) 22458855 / 0945975855 / 0984890609

Văn phòng giao dịch: Số 5, ngõ 49/28, Huỳnh Thúc Kháng, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội