,

ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU QUỐC TẾ

1. Tại sao cần đăng ký nhãn hiệu quốc tế Năm 2000, khi thương hiệu cà phê Trung Nguyên bắt đầu lên kế hoạch mở rộng thị trường ra nước ngoài, Công ty lúc đó tin tưởng rằng với chất lượng sản phẩm của mình và sự thành công của thương hiệu tại Việt Nam…

1. Tại sao cần đăng ký nhãn hiệu quốc tế

Năm 2000, khi thương hiệu cà phê Trung Nguyên bắt đầu lên kế hoạch mở rộng thị trường ra nước ngoài, Công ty lúc đó tin tưởng rằng với chất lượng sản phẩm của mình và sự thành công của thương hiệu tại Việt Nam sẽ giúp họ nhanh chóng thâm nhập vào thị trường lớn trên trường quốc tế, trong đó có Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, khi chuẩn bị làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ, Trung Nguyên phát hiện một đơn vị khác đã đăng ký nhãn hiệu “Trung Nguyen” từ trước tại Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO). Điều này khiến Trung Nguyên đối mặt nguy cơ mất quyền sử dụng thương hiệu tại một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng bậc nhất.

Phải mất 2 năm theo đuổi tranh chấp pháp lý, tốn kém nhiều công sức, chi phí luật sư, hồ sơ chứng minh thương hiệu, Trung Nguyên mới chính thức giành lại được quyền sở hữu nhãn hiệu của mình tại Mỹ (Xem tại đây) và có thông tin bên lề cho rằng Trung Nguyên đã phải nhượng bộ với thoả thuận hàng triệu đô để lấy lại thương hiệu của mình tại thị trường này (Xem tại đây).

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hậu quả từ những rủi ro tương tự thậm chí có thể dẫn đến bị thu hồi sản phẩm, phạt do vi phạm nhãn hiệu, bồi thường thiệt hại hoặc theo đuổi việc đàm phán, kiện tụng lâu dài hoặc tệ hơn: mất trắng thị trường tiềm năng.

Hãy cùng nghiên cứu các con số sau:

  • Theo Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO), năm 2023, số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế thông qua hệ thống Madrid đã vượt mốc 73.000 đơn, tăng gần 7% so với năm trước.
  •  Trong đó, các doanh nghiệp đến từ châu Á chiếm hơn 42% tổng số đơn. Việt Nam hiện đứng thứ 14 về tốc độ tăng trưởng đơn đăng ký quốc tế.
  • Các vụ tranh chấp nhãn hiệu xuyên biên giới tăng trung bình 15% mỗi năm (theo báo cáo INTA 2023).

Như vậy, có thể thấy được rằng càng ngày các doanh nghiệp càng quan tâm nhiều hơn đến bảo hộ nhãn hiệu ra thị trường quốc tế.

Những rủi ro có thể xảy ra nếu không đăng ký nhãn hiệu quốc tế:

  • Bị bên thứ ba đăng ký trước nhãn hiệu tại thị trường mục tiêu, nếu đã xuất khẩu sang thị trường đó có thể sẽ phải thu hồi, bị phạt, bồi thường thiệt hại cho bên đang sở hữu nhãn hiệu tại thị trường đó.
  • Mất quyền sử dụng thương hiệu tại thị trường mục tiêu.
  • Sản phẩm bị làm giả, nhái, ảnh hưởng uy tín, mất thị phần, phát sinh chi phí tranh tụng, đàm phán mua lại thương hiệu.
  • Khó mở rộng hệ thống phân phối, nhượng quyền, có thể phải xây dựng cả một thương hiệu khác để vào thị trường và không đồng nhất với thương hiệu đang sử dụng và được bảo hộ tại thị trường khác.

2. Những trường hợp nên đăng ký nhãn hiệu quốc tế

Tình huống cụ thể của doanh nghiệpMức độ
Đang xuất khẩu hàng hoá ra thị trường nước ngoàiRất cần
Đã và đang ký kết các hợp đồng phân phối quốc tếRất cần
Đang và trước khi đàm phán ký kết hợp đồng thương mại quốc tế hoặc nhượng quyền thương mại quốc tếRất cần
Sản phẩm/Dịch vụ của doanh nghiệp được cung cấp xuyên biên giới ( VD: IT, phần mềm, giải pháp tài chính v.v…)Rất cần
Đang hoặc chuẩn bị tham gia các hội chợ thương mại quốc tế, hoặc giới thiêu IPO, gọi vốn quốc tếCần
Nhận thấy có nguy cơ bị đối thủ cạnh tranh đăng ký chiếm đoạt nhãn hiệu tại thị trường mục tiêuRất cần
Khác theo định hướng của doanh nghiệpCần

3. Các cách đăng ký nhãn hiệu quốc tế

Cách thực hiệnƯu điểmNhược điểm
1. Đăng ký trực tiếp tại từng quốc gia: Doanh nghiệp tự nộp hồ sơ tại từng cơ quan sở hữu trí tuệ của từng quốc gia mà mình muốn bảo hộ– Có thể linh hoạt lựa chọn từng quốc gia.
– Không phụ thuộc vào nhãn hiệu đã đăng ký tại Việt Nam (có thể thay đổi chi tiết, hoặc nhãn hiệu khác)
– Mỗi quốc gia có quy định riêng, cần luật sư sở tại hỗ trợ: Cần có nguồn lực bản địa để tìm kiếm giải pháp tại địa phương.
– Phát sinh chi phí dịch thuật, phí nộp đơn riêng lẻ, phí di chuyển, phí pháp lý.
2. Đăng ký thông qua hệ thống Madrid (Madrid System): Hệ thống do WIPO vận hành, cho phép doanh nghiệp nộp một đơn duy nhất tại Cục SHTT Việt Nam, chỉ định các quốc gia thành viên mà mình muốn bảo hộ.– Thủ tục tập trung, tiết kiệm chi phí.
– Chỉ cần sử dụng 01 ngôn ngữ (Tiếng Anh/Pháp/Tây Ban Nha).
– Quản lý và gia hạn nhãn hiệu thuận tiện.
– Phụ thuộc vào nhãn hiệu cơ sở tại Việt Nam.
– Không phải tất cả các quốc gia đều tham gia hệ thống Madrid. (UAE, Myanmar…không tham gia nên khi đăng ký nhãn hiệu vào các quốc gia này cần phải nộp riêng lẻ)

Hệ thống Madrid – do Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) điều hành – được hình thành với mục tiêu trở thành giải pháp toàn diện giúp doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và doanh nghiệp quốc tế nói chung đăng ký và quản lý nhãn hiệu tại nhiều quốc gia chỉ với một hồ sơ duy nhất.

Hệ thống Madrid mang lại nhiều lợi ích vượt trội. Việc ký bảo hộ nhãn hiệu tại các quốc gia thành viên (hiện có hơn 130 thành viên) cùng lúc với chỉ 1 hồ sơ, thay vì phải nộp đơn riêng lẻ tại từng quốc gia, Hệ thống Madrid cho phép thực hiện thủ tục đăng ký quốc tế thông qua một điểm liên hệ duy nhất. Đối với doanh nghiệp sở hữu nhiều nhãn hiệu, Hệ thống Madrid giúp quản lý danh mục nhãn hiệu tập trung, linh hoạt. Việc gia hạn, sửa đổi đơn hoặc chuyển nhượng nhãn hiệu dễ dàng, tập trung hóa, giảm thiểu các thủ tục.

4. Tư vấn đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Luật Tuệ Thành

Chúng tôi là tổ chức được cấp phép hành nghề Đại diện sở hữu công nghiệp, đại diện theo uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xác lập và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp (sáng chế, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu …).

Chúng tôi hỗ trợ khách hàng:

  • Chuẩn bị hồ sơ, đánh giá khả năng bảo hộ nhãn hiệu, dự toán chi phí bảo hộ;
  • Tư vấn chiến lược trọn gói để lựa chọn thị trường phù hợp để người dùng có thể đạt tới tỉ lệ thành công cao nhất;
  • Tư vấn nộp đơn trong nước, đơn quốc tế qua Hệ thống Madrid;

Theo dõi và tư vấn xử lý mọi vấn đề phát sinh: từ chối đơn, phản đối, gia hạn, khiếu nại.

(*) Rất cám ơn sự quan tâm của quý vị đối với bài viết. Mọi ý kiến và mong muốn hiểu rõ hơn các vấn đề có liên quan, xin liên hệ theo thông tin sau:

Email: tuethanh@tuethanhlaw.com

Điện thoại: (024) 22458855 / 0945975855 / 0984890609

Văn phòng giao dịch: Số 5, ngõ 49/28, Huỳnh Thúc Kháng, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Khuyến cáo:

Các thông tin của bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin và không phải là ý kiến pháp lý cho bất cứ trường hợp cụ thể nào. Tất cả các quy định pháp luật được dẫn chiếu chỉ có hiệu lực tại thời điểm bài viết này được đăng tải và có thể đã không còn hiệu lực tại thời điểm các bạn đọc bài viết này.

Chúng tôi khuyến nghị các bạn trước khi sử dụng nguồn thông tin lấy từ bài viết này cần tham khảo ý kiến tư vấn chuyên môn từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền liên quan.

Các vấn đề có liên quan đến bài viết (nội dung, quyền sở hữu trí tuệ hoặc các ý kiến khác…) xin vui lòng liên hệ bằng thư điện tử đến địa chỉ: tuethanh@tuethanhlaw.com

Công ty Luật TNHH Tuệ Thành là một tổ chức hành nghề luật có năng lực, kinh nghiệm trong việc cung cấp các dịch vụ pháp lý trên nhiều lĩnh vực đến các tổ chức và cá nhân có nhu cầu. Chúng tôi rất vinh dự và tự hào nếu được trở thành người đồng hành có trách nhiệm với quý khách hàng trong tương lai!

Mọi yêu cầu xin liên hệ với Chúng tôi theo thông tin sau:

Email: tuethanh@tuethanhlaw.com

Điện thoại: (024) 22458855 / 0945975855 / 0984890609

Văn phòng giao dịch: Số 5, ngõ 49/28, Huỳnh Thúc Kháng, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội